Uống bia rượu bao lâu mới hết nồng độ cồn để lái xe?
Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều người thắc mắc uống rượu bia bao lâu mới hết nồng độ cồn để có thể cầm lái? Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Cảnh sát giao thông Chia sẻ với Báo Lao Động, một cán bộ giám định viên trong ngành công an cho biết, hiện nay trong ngành giám định, chỉ có công trình khoa học nghiên cứu thời hạn đo nồng độ ma túy trong máu, nước tiểu. Về mặt khoa học, chưa có công trình nào nghiên cứu chính xác khi nào hết nồng độ cồn. Về lý thuyết, sau khi uống rượu bia thì qua ruột vào máu, đào thải qua gan và thận, sau 1-2 ngày mới có thể hết được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc lượng rượu bia cũng như sức khỏe của người uống. “Qua quá trình kiểm tra, nhiều người dùng “mẹo” để trốn kiểm tra nồng độ cồn như đánh răng, ăn kẹo cao su, mắm tôm “át” đi mùi cồn. Thế nhưng, những cách này đều vô hiệu. Bởi cảnh sát giao thông đo, phân tích bằng máy móc và lấy hơi thở từ phổi, không phải trong miệng”, cán bộ giám định này cho biết thêm. Trên thự
Ngày 19-5, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã họp và thống nhất chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm giám đốc sở nhậu xỉn lái xe.
Trả lờiXóaNói thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Hường - giám đốc Sở Nội vụ Đắk Nông - cho biết sau khi báo chí đưa tin giám đốc sở nhậu xỉn lái xe (là ông Trần Văn Thương - giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Nông), Sở Nội vụ được giao chủ trì tham mưu xử lý.
Theo đó, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp có sự tham gia của nhiều đơn vị để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với việc ông Thương uống rượu bia, bị xử lý hành vi nồng độ cồn, không mang giấy phép lái xe vẫn cầm lái ô tô ở tỉnh Quảng Ngãi.
Theo bà Hường, cuộc họp diễn ra khách quan, nghiêm túc. Qua ý kiến đánh giá của các thành viên, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu ông Thương kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trước đó, ông Thương đã bị Tỉnh ủy Đắk Nông hạ bậc thi đua năm 2022 từ hoàn thành tốt nhiệm vụ xuống hoàn thành nhiệm vụ do lỗi nhậu xỉn lái xe khi về quê ăn Tết.
Sở Nội vụ Đắk Nông cho rằng việc ông Thương bị lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ngãi ghi "nghề nghiệp tự do" là căn cứ vào căn cước công dân, không phải do ông Thương khai. Vậy nên sở cho rằng báo chí nói ông Thương thiếu trung thực khi không khai giám đốc sở mà khai nghề nghiệp tự do là chưa có cơ sở.
Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, các mẫu căn cước công dân hiện nay và chứng minh nhân dân trước đây không có phần ghi nghề nghiệp.
Cũng theo bà Hường, không có vùng cấm trong việc xử lý sai phạm của cán bộ, đảng viên liên quan đến nhậu xỉn còn lái xe. Khi cán bộ, đảng viên đã uống rượu bia lái xe, ngoài bị xử lý theo quy định, tùy mức độ còn phải xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng và Nhà nước.
Theo: Tuổi Trẻ
Dây kinh nghiệm rút hoài k hết
Trả lờiXóa