Uống bia rượu bao lâu mới hết nồng độ cồn để lái xe?
Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều người thắc mắc uống rượu bia bao lâu mới hết nồng độ cồn để có thể cầm lái? Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Cảnh sát giao thông Chia sẻ với Báo Lao Động, một cán bộ giám định viên trong ngành công an cho biết, hiện nay trong ngành giám định, chỉ có công trình khoa học nghiên cứu thời hạn đo nồng độ ma túy trong máu, nước tiểu. Về mặt khoa học, chưa có công trình nào nghiên cứu chính xác khi nào hết nồng độ cồn. Về lý thuyết, sau khi uống rượu bia thì qua ruột vào máu, đào thải qua gan và thận, sau 1-2 ngày mới có thể hết được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc lượng rượu bia cũng như sức khỏe của người uống. “Qua quá trình kiểm tra, nhiều người dùng “mẹo” để trốn kiểm tra nồng độ cồn như đánh răng, ăn kẹo cao su, mắm tôm “át” đi mùi cồn. Thế nhưng, những cách này đều vô hiệu. Bởi cảnh sát giao thông đo, phân tích bằng máy móc và lấy hơi thở từ phổi, không phải trong miệng”, cán bộ giám định này cho biết thêm. Trên thự
Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, chính thức miễn kiểm định lần đầu đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng và điều chỉnh chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe cơ giới.
Trả lờiXóaThông tư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 22.3.2023 với sửa đổi 7 điều và 5 phụ lục trên 18 điều và 19 phụ lục của Thông tư cũ. Trong đó, có 2 nội dung đáng chú ý là miễn kiểm định lần đầu đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng và điều chỉnh chu kỳ kiểm định đối với một số loại xe cơ giới.
Điều kiện của phương tiện để được áp dụng miễn kiểm định lần đầu là có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 2 năm (năm sản xuất cộng 1 năm) và có đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ được cấp tem và giấy chứng nhận tại các trung tâm đăng kiểm mà không phải mang xe đến trình diện.
Về điều chỉnh chu kỳ kiểm định đối với một số loại xe cơ giới, với ôtô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 30 tháng lên 36 tháng; thời gian sản xuất đến 7 năm thì chu kỳ tăng từ 18 tháng lên 24 tháng; thời gian sản xuất trên 7 năm đến 20 năm (trước đây là 12 năm) thì chu kỳ giữ nguyên 12 tháng; thời gian sản xuất trên 20 năm thì chu kỳ kiểm định giữ nguyên 6 tháng.
Với ôtô chở người trên 9 chỗ, chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 18 tháng lên 24 tháng; thời gian sản xuất đến 5 năm thì chu kỳ tăng từ 6 tháng lên 12 tháng; thời gian sản xuất trên 5 năm thì chu kỳ giữ nguyên 6 tháng.
Đối với nhóm ôtô tải, ôtô đầu kéo có thời gian sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ôtô tải, ôtô đầu kéo đã cải tạo thành ôtô chuyên dùng), ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ôtô chở người có thời gian sản xuất từ 15 năm trở lên được kéo dài chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng.
Bên cạnh đó, thông tư cũng điều chỉnh một số nội dung nhằm giảm thiểu thủ tục, chi phí và thời gian cho người dân và doanh nghiệp.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, thời gian qua, một số nội dung của Thông tư 16 đã bộc lộ bất cập như yêu cầu kiểm định đối với phương tiện mới, chu kỳ kiểm định chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt đối với phương tiện cá nhân (xe không kinh doanh vận tải)…
Theo đó, Bộ đã rà soát, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và được chấp thuận cho phép sửa đổi Thông tư 16 theo trình tự rút gọn. Sau 1 tháng tập trung triển khai, Thông tư sửa đổi Thông tư 16 đã hoàn thành và có hiệu lực bắt đầu từ hôm nay.
Theo: Lao Động