XEM THÊM ⬇
Nghi vấn tài xế bị đột quỵ, gục chết khi lái xe chở khách đi đám cưới từ Tiền Giang về TP.HCM
Hướng dẫn sạc xe đạp, máy điện đúng cách để tránh rủi ro cháy nổ
Ngày nay xu hướng dùng xe đạp, xe máy điện ngày càng nhiều, nhưng không phải ai cũng biết sạc điện cho đúng cách để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của pin. Xe đạp, máy điện có ưu điểm nổi trội là tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Vì vậy loại phương tiện này hiện nay được nhiều khách hàng đón nhận. Tuy nhiên sử dụng, sạc điện như thế nào để an toàn nâng cao tuổi thọ là vấn đề được rất nhiều nhiều quan tâm. Trước tiên người sử dụng cần lưu ý: Đối với xe mới mua về phải sạc ít nhất 12 tiếng để làm già ắc quy. Muốn cho tuổi thọ của pin được kéo dài thì trong 3 lần sạc đầu tiên, nên sạc từ đủ 12-14 tiếng. Những lần sạc sau đó, không nên sạc pin quá 12 tiếng liên tục. Chỉ sạc đủ thời gian theo thông số của từng loại xe và khi sạc chuyển sang đèn xanh thì bạn có thể rút sạc ra. Có 2 cách sạc xe đạp, máy điện Cách sạc điện trực tiếp: Bạn chỉ cần cắm dây sạc vào nguồn điện trong nhà. Khi cắm điện, nếu nguồn điện đã vào thì đèn trên bộ phận sạc sẽ báo màu đỏ. Khi điện được
Theo quy định Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật giao thông đường bộ thì chủ xe máy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và phải mang theo bảo hiểm khi đi đường. Vì vậy, việc mua bảo hiểm với không ít chủ mô tô, xe máy là để bảo đảm điều kiện tham gia giao thông chứ không mang nhiều ý nghĩa về bảo hiểm.
Trả lờiXóaNguyên nhân người dân chỉ mua bảo hiểm mô tô, xe máy như là nghĩa vụ hơn là nghĩ tới quyền lợi bảo hiểm được luật sư Phạm Đức Toàn - Đoàn luật sư TP.HCM - chỉ ra là do thủ tục đòi bảo hiểm nhiêu khê.
Theo luật sư Toàn, hằng năm, theo thống kê, số vụ tai nạn và hậu quả do xe máy, xe mô tô gây ra là lớn, trong khi tỉ lệ bồi thường lại quá ít.
Theo quy trình, thủ tục muốn đòi được bảo hiểm thì phải có đầy đủ hồ sơ về tai nạn thuộc diện được bảo hiểm (hồ sơ tai nạn của cảnh sát giao thông, mở tờ khai, khai báo tai nạn), mức độ thiệt hại… hoàn toàn không đơn giản, thuận tiện cho người dân.
Ví dụ, khi hai xe máy va chạm nhau trừ khi xảy ra thương tật nặng hay chết người thì cảnh sát giao thông sẽ ghi nhận tai nạn, lập hồ sơ. Với tai nạn nhỏ, giá trị bồi thường dưới 10 triệu đồng thì không cần có cảnh sát giao thông lập hồ sơ mà chủ xe chỉ cần gọi cho nhân viên bảo hiểm đến hiện trường ghi nhận, giám định tai nạn.
Nhưng nhân viên bảo hiểm thì không đủ chuyên môn, thẩm quyền để xác định xe nào có lỗi gây ra tai nạn (để xác định đơn vị bảo hiểm của xe nào phải bồi thường)... Thêm vào đó, khi bị tai nạn, các chủ xe thường mang đi sửa chữa tại các tiệm sửa xe chứ không đưa vào các gara (có đầy đủ hóa đơn hợp lệ) để chiết tính mức bồi thường…
Từ thực tế phân tích trên, luật sư Phạm Đức Toàn cho rằng: "Nếu mua bảo hiểm chủ yếu để đối phó khi đi đường thì đã đến lúc cần bỏ quy định mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc".
Đồng tình, ông Lê Trung Tính - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM - cho rằng trên thực tế, bảo hiểm cho ô tô hiện nay làm được nhiều việc có lợi ích thực sự, còn bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy không hiệu quả. Do lượng xe máy quá nhiều, thủ tục lại phức tạp, gây tốn kém tiền bạc, thời gian cho nhân dân.
Vì vậy ông Tính cho rằng thời điểm này đề xuất bỏ bắt buộc mua bảo hiểm xe máy là hợp lòng dân. Tuy nhiên, chỉ bỏ việc bắt buộc, còn người dân có điều kiện hoặc thấy việc mua bảo hiểm là cần thiết thì vẫn có thể mua bảo hiểm.
"Suốt bao năm nay, các quy định sửa tới sửa lui nhưng phía bảo hiểm vẫn chưa cung cấp được dịch vụ tốt cho người dân. Trong thời gian bỏ bắt buộc, ngành bảo hiểm cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới để làm sao cung cấp một dịch vụ tốt cho người dân. Đây cũng là giải pháp để các đơn vị bảo hiểm nâng cao chất lượng, có sự cạnh tranh về dịch vụ", ông Tính nói.
Theo: Tuổi Trẻ