Uống bia rượu bao lâu mới hết nồng độ cồn để lái xe?
Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều người thắc mắc uống rượu bia bao lâu mới hết nồng độ cồn để có thể cầm lái? Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Cảnh sát giao thông Chia sẻ với Báo Lao Động, một cán bộ giám định viên trong ngành công an cho biết, hiện nay trong ngành giám định, chỉ có công trình khoa học nghiên cứu thời hạn đo nồng độ ma túy trong máu, nước tiểu. Về mặt khoa học, chưa có công trình nào nghiên cứu chính xác khi nào hết nồng độ cồn. Về lý thuyết, sau khi uống rượu bia thì qua ruột vào máu, đào thải qua gan và thận, sau 1-2 ngày mới có thể hết được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc lượng rượu bia cũng như sức khỏe của người uống. “Qua quá trình kiểm tra, nhiều người dùng “mẹo” để trốn kiểm tra nồng độ cồn như đánh răng, ăn kẹo cao su, mắm tôm “át” đi mùi cồn. Thế nhưng, những cách này đều vô hiệu. Bởi cảnh sát giao thông đo, phân tích bằng máy móc và lấy hơi thở từ phổi, không phải trong miệng”, cán bộ giám định này cho biết thêm. Trên thự
Giấy phép lái xe B1 (bằng lái xe B1) được chia thành 2 loại: B1 số tự động và B1 số sàn. Vậy phân biệt 2 loại này thế nào?
Trả lờiXóaB1 số tự động:
Phương tiện được phép điều khiển: Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Ôtô dùng cho người khuyết tật.
Thời gian đào tạo: 476 giờ gồm 136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành.
Loại xe: Chỉ lái được xe số tự động
Độ khó khi thi sát hạch: Dễ hơn
B1 số sàn:
Phương tiện được phép điều khiển: Ôtô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Máy kéo kéo theo 1 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Thời gian đào tạo: 556 giờ gồm 136 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành.
Loại xe: Lái được cả xe số tự động và số sàn.
Độ khó khi thi sát hạch: Khó hơn.
Bằng lái xe B1 là gì?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe B1 (bằng B1) được chia thành 2 loại: B1 số tự động và B1. Sở hữu các bằng lái xe này, tài xế có thể điều khiển các loại xe:
* Bằng B1 số tự động được lái các loại xe sau đây: Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
Ô tô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Ô tô dùng cho người khuyết tật.
* Bằng B1 cấp được lái các loại xe:
Ôtô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
Ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Máy kéo kéo theo 1 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Lưu ý, bằng lái xe B1 số tự động và B1 chỉ cấp cho người không hành nghề lái xe. Nếu muốn hành nghề lái xe, tài xế phải học bằng B2 trở lên.
Theo: Lao Động