XEM THÊM ⬇
Nghi vấn tài xế bị đột quỵ, gục chết khi lái xe chở khách đi đám cưới từ Tiền Giang về TP.HCM
Hướng dẫn sạc xe đạp, máy điện đúng cách để tránh rủi ro cháy nổ
Ngày nay xu hướng dùng xe đạp, xe máy điện ngày càng nhiều, nhưng không phải ai cũng biết sạc điện cho đúng cách để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của pin. Xe đạp, máy điện có ưu điểm nổi trội là tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Vì vậy loại phương tiện này hiện nay được nhiều khách hàng đón nhận. Tuy nhiên sử dụng, sạc điện như thế nào để an toàn nâng cao tuổi thọ là vấn đề được rất nhiều nhiều quan tâm. Trước tiên người sử dụng cần lưu ý: Đối với xe mới mua về phải sạc ít nhất 12 tiếng để làm già ắc quy. Muốn cho tuổi thọ của pin được kéo dài thì trong 3 lần sạc đầu tiên, nên sạc từ đủ 12-14 tiếng. Những lần sạc sau đó, không nên sạc pin quá 12 tiếng liên tục. Chỉ sạc đủ thời gian theo thông số của từng loại xe và khi sạc chuyển sang đèn xanh thì bạn có thể rút sạc ra. Có 2 cách sạc xe đạp, máy điện Cách sạc điện trực tiếp: Bạn chỉ cần cắm dây sạc vào nguồn điện trong nhà. Khi cắm điện, nếu nguồn điện đã vào thì đèn trên bộ phận sạc sẽ báo màu đỏ. Khi điện được
Mua bảo hiểm xe máy thì dễ, nhưng đòi bồi thường lại rất khó khi va chạm giao thông. Nhiều bạn đọc cho rằng thay vì bắt buộc nên khuyến khích tham gia loại hình bảo hiểm này.
Trả lờiXóaBình luận về bảo hiểm xe máy, bạn đọc Lý Kim Loan cho biết: "Khi mua bảo hiểm tiền rút từ ví ra nhanh như chảo chớp. Nhưng lúc người mua gặp sự cố thì phải đi tới đi lui, nói khô cổ họng để trình bày, trao đổi vẫn chưa xong thủ tục".
Còn bạn đọc Cát Trắng cho rằng: "Số lượng người mua bảo hiểm cũng lớn, mà họ chi ra để đền bù chắc cũng khá khiêm tốn. Sau va chạm giao thông mới biết rõ người dân thiệt thòi. Với những thủ tục đưa ra, cũng đủ gây phiền hà, khiến nhiều người bỏ cuộc".
Cũng tìm hiểu kỹ về loại hình bảo hiểm này, bạn đọc Công Thanh bày tỏ: "Xe máy gây tai nạn cho bị nạn (khi xe máy có lỗi) phải bồi thường thì bảo hiểm mới hỗ trợ chủ nhân chút ít để trả cho người bị nạn. Còn người khác gây tai nạn cho người đã mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm không có trách nhiệm. Khi biết mình có lỗi với bị nạn nên bỏ tiền túi chi trả cho nạn nhân. Lúc này có báo bảo hiểm hỗ trợ cũng chẳng được bao nhiêu. Thời gian và công sức để nhận được tiền đền bù thì chúng ta nên đi làm việc còn cho thu nhập tốt hơn".
"Để có bồi thường phải có nhiều giấy tờ xác nhận trong thời gian ngắn, hơn nữa có được nhận tiền bồi thường thì cũng không đáng là bao" - bạn đọc Bùi Xuân Quang bức xúc.
Cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này, bạn đọc Trường Thành cho hay: "Chúng tôi chủ yếu mua bảo hiểm để làm giấy thông hành khi gặp cảnh sát giao thông. Trong trường hợp xảy ra tai nạn đòi bồi thường được từ bảo hiểm là một quá trình thu thập đầy đủ loại giấy tờ. Mặt khác, khi xảy ra tai nạn, ai cũng lo cho sức khỏe mình trước tiên".
Bạn đọc Bùi Giang cho rằng: "Mua bán thì cần có hợp đồng đúng không? Vậy có ai từng thấy được cái hợp đồng mà mình mua bảo hiểm xe máy hay chưa? Tôi mua bảo hiểm cũng chỉ để cho đầy đủ giấy tờ khi cảnh sát giao thông yêu cầu. Vì lẽ đó, chỉ nên khuyến khích người dân mua chứ không nên bắt buộc".
Còn bạn đọc Vũ Tú bày tỏ: "Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng hay còn gọi là bảo hiểm bắt buộc môtô, xe gắn máy đều là nguồn thu vô bờ bến. Tính số vụ tai nạn trên cả nước 1 năm rất nhiều nhưng thử hỏi có bao nhiêu người nhận được tiền bồi thường".
"Tôi và nhiều người dân xung quanh mình đều rất bức xúc về việc bắt buộc mua loại bảo hiểm này. Tôi từng gặp một vài người nói rằng, nhất quyết không mua bảo hiểm bắt buộc, nếu công an phạt thì chấp nhận nộp phạt. Họ nhất quyết không mua, bởi họ không có chút niềm tin nào vào việc bồi thường và chi trả bảo hiểm chính đáng. Đòi quyền lợi khó hơn lên trời!" - bạn đọc này nói thêm.
Theo: Lao Động