Uống bia rượu bao lâu mới hết nồng độ cồn để lái xe?
Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều người thắc mắc uống rượu bia bao lâu mới hết nồng độ cồn để có thể cầm lái? Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Cảnh sát giao thông Chia sẻ với Báo Lao Động, một cán bộ giám định viên trong ngành công an cho biết, hiện nay trong ngành giám định, chỉ có công trình khoa học nghiên cứu thời hạn đo nồng độ ma túy trong máu, nước tiểu. Về mặt khoa học, chưa có công trình nào nghiên cứu chính xác khi nào hết nồng độ cồn. Về lý thuyết, sau khi uống rượu bia thì qua ruột vào máu, đào thải qua gan và thận, sau 1-2 ngày mới có thể hết được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc lượng rượu bia cũng như sức khỏe của người uống. “Qua quá trình kiểm tra, nhiều người dùng “mẹo” để trốn kiểm tra nồng độ cồn như đánh răng, ăn kẹo cao su, mắm tôm “át” đi mùi cồn. Thế nhưng, những cách này đều vô hiệu. Bởi cảnh sát giao thông đo, phân tích bằng máy móc và lấy hơi thở từ phổi, không phải trong miệng”, cán bộ giám định này cho biết thêm. Trên thự
Bộ Tài chính đã “lắc đầu” với kiến nghị của cử tri, và cũng là của nhân dân về việc xem xét bãi bỏ quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với môtô, xe máy.
Trả lờiXóaLý do: quy định mua bảo hiểm là “cần thiết và đúng quy định pháp luật”.
Lý do: Số vụ tai nạn giao thông do môtô xe máy gây ra vẫn chiếm tỉ lệ khoảng 70% trong tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Và trong các lý do có cả: “Tính nhân đạo của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Nhưng thực tiễn bồi thường bảo hiểm xe máy có vẻ chẳng mấy nhân đạo.
Lấy số liệu năm 2019 làm ví dụ. Tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy bắt buộc lên tới 765 tỉ đồng, trong khi số tiền bồi thường chỉ có 45 tỉ, tức là chỉ bằng 6% doanh thu.
Tính 10 năm thực hiện quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, có tổng số 93,5 triệu xe máy tham gia bảo hiểm, nhưng chỉ có 101.214 số vụ tai nạn xe máy được bồi thường. Tức là còn chưa tới 1%.
Các công ty bảo hiểm thì luôn ráo hoảnh đến trơ trẽn: Tại chủ xe “không chịu” đòi bồi thường. Nhưng liệu có ai lại từ chối quyền lợi của mình không!
Vấn đề không phải số vụ tai nạn ít, mà là vì “đòi” bồi thường bảo hiểm đối với xe máy còn khó hơn... lên giời. Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có lần giải thích tỉ lệ bồi thường này thấp là do quy trình, hồ sơ bồi thường khó khăn khiến người mua ngại đòi bảo hiểm khi xảy ra sự cố. “Có những vụ tai nạn không nghiêm trọng, người dân gọi công an thì được bảo... tự thoả thuận. Còn gọi công ty bảo hiểm thì (liệu) có công ty nào đến không?!”.
Thủ tục giăng mắc như mạng nhện, cho nên, cứ bán ra 10 đồng bảo hiểm, thì như năm 2019 đó, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chi bồi thường chưa tới 1 đồng.
Năm 2020, một điều tra của Lao Động đã vạch vòi lợi nhuận khủng khiếp của loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với môtô xe máy.
Khủng khiếp đến mức người bán bảo hiểm được trả hoa hồng đến 50-60% giá trị bảo hiểm.
Đến mức các công ty bảo hiểm sẵn sàng bán phá giá. Chẳng hạn với mệnh giá bảo hiểm 66.000 đồng/phương tiện/năm, họ đang bán chỉ 50.000; 40.000, thậm chí 35.000 đồng. Tức là thấp hơn mức giá gốc từ 24-47%.
Tại sao họ lại có thể “phá giá” đến mức đó được?
Vì lợi nhuận khủng. Vì thu về 100 đồng chỉ phải chi ra có 6 đồng. Vì tỉ lệ 1% đã nói ở trên.
Cử tri, nhân dân, kêu suốt bao năm qua, kêu từ Bộ GTVT kêu sang Bộ Tài chính. Và giờ, câu trả lời là cái lắc đầu. Ừ thì lắc đầu, nhưng dứt khoát nghị định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với môtô xe máy phải sửa đổi để chấm dứt câu chuyện phi lý trong bồi thường. Chứ 100 đồng mà “ăn” đến 94 đồng thì khác gì bóp hầu bóp họng dân đâu.
Theo: Lao Động